Chế biến Lẩu_cừu

Nguyên liệu

Thịt cừu non

Nguyên liệu quan trọng hàng đầu cho món lẩu cừu non này chính là thịt cừu. Thịt cừu từ lâu được xem là thực phẩm có khả năng đem lại may mắn, sung túc cho người thưởng thức. Thịt cừu được đánh giá cao trong ẩm thực bởi độ mềm mịn của từng thớ thịt với hương vị đậm đà, mà còn bởi giá trị dinh dưỡng mang lại cho sức khỏ, những món ăn được chế biến từ thịt cừu đang trở thành lựa chọn ưu tiên của khá đông người sành ăn. Ở khâu chọn thịt. Thịt được chọn phải có kết cấu mịn, có độ đàn hồi cao, sờ qua cảm nhận được độ dẻo. Mỡ cừu là phần tạo ra mùi vị hăng nên không nên chọn loại thịt có quá nhiều mỡ, đặc biệt thịt cừu đã chuyển sang thâm tím và mỡ có màu vàng thì không nên mua.

Thịt cừu non là món ăn phổ biến trong đời sống của người dân khu vực Nội Mông, Tây Tạng, Trung Á, là nét văn hoá ẩm thực đặc trưng của văn hoá du mục. Những món ăn chế biến từ thịt cừu với người Mông Cổ hàm chứa sự khoáng đạt, thư thái, thấp thoáng hình ảnh hoang dại và mạnh mẽ của vó ngựa nơi thảo nguyên và những đàn cừu đông đúc được chăn thả tự nhiên trên đồng cỏ xanh rộng lớn. Nơi đây sản sinh ra những món ăn độc đáo. Ngày nay, thịt cừu non đã được giới sành ăn trên thế giới ưa chuộng, và là món ăn phổ biến tại nhiều trung tâm ẩm thực của thế giới như Pháp, Mỹ, Úc.

Thực hiện

Tẩm ướp cho thịt cừu để khử mùi hăng

Khi sơ chế, thịt cừu có mùi thơm hăng đặc trưng. Trong trường hợp không quen với mùi cừu, có thể sử dụng rượu sakegừng để khử bớt mùi. Ngoài ra, sử dụng cách này còn giúp thịt cừu mềm và nhanh thấm gia vị hơn. Với rượu sake, có thể rưới trực tiếp lên thịt cừu sau đó bóp nhẹ hoặc ngâm thịt cừu trong rượu khoảng 15 phút sau đó xả sạch lại bằng nước. Để khử mùi bằng gừng, chỉ cần nướng chín một củ gừng, cạo sạch lớp vỏ đen cháy bên ngoài, sau đó giã nhuyễn và rắc lên thịt. Mùi của thịt cừu sẽ nhẹ đi rất nhiều và mùi thơm của gừng sẽ tạo nên vị độc đáo cho thịt cừu.

Cách chế biến cừu được ưa chuộng nhất chính là lẩu cừu bổ dưỡng. Được mệnh danh là dân tộc sống trên lưng ngựa, Mông Cổ hấp dẫn du khách bởi những thảo nguyên đầy nắng gió, và những món ăn được chế biến từ thịt cừu non mang gia vị đặc trưng của vùng Nội Mông, phảng phất hương sắc của văn hóa Trung Á. Tại Mông Cổ, thịt cừu được xem là một món ăn đem lại may mắn và được người dân xứ cao nguyên ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày vào dịp lễ tết. Một nồi lẩu cừu non Mông Cổ với những lát thịt cừu non thái mỏng, nhúng trong nước lẩu thơm mùi thảo quả quý, và những gia vị của vùng Nội Mông phảng phất hương sắc của văn hóa Trung Á mang lại nét đặc trưng khác biệt.

Một nồi lẩu cừu đúng chất cần kết hợp với nhiều loại thảo mộc giàu dinh dưỡng như táo tàu, kỷ tử, thảo quả, nhãn khô. Ngoài ra, thịt cừu bỏ lẩu cần phải được cắt thật mỏng để khi nhúng vào lẩu, thịt cừu vừa chín tới đã có thể thấm đều gia vị, vị ngọt của nước dùng len lỏi vào từng thớ thịt khiến thịt thơm mềm và vẫn giữ được vị ngọt riêng chỉ có ở thịt cừu. Các thịt viên cừu bỏ lẩu vừa thơm vừa dai, cũng đóng vai trò chủ đạo để nước dùng lẩu thêm đậm đà. Nhằm dung hòa nồi lẩu cừu bổ dưỡng, cần cho thêm các loại rau xanh như cải thìa, cải thảo, cải cúc, bắp Mỹ, nấm, đậu phụ để nước dùng thêm phần thanh ngọt.